PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS LONG XUYÊN
Video hướng dẫn Đăng nhập

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN NHỚ KHI LÀM BÀI THI MÔN TOÁN

 

     Qua các năm gần đây có thể nhận thấy việc tổ chức thi và đề thi tuyển sinh môn Toán  có sự phân hóa học lực của học sinh. Do đó để có thể dành được điểm cao môn Toán các em học sinh cần có một chương trình ôn tập hợp lý. Trước tiên cần đề ra một kế hoạch ôn tập hợp lý để tránh bị sức ép vào những ngày cuối trước kì thi. Kinh nghiệm ôn tập môn Toán là ngay từ đầu học sinh tăng cường đầu tư ôn luyện để càng về sau càng giảm cường độ ôn tập. Để thực hiện được điều đó ngay từ đầu năm học mỗi học sinh nên lập kế hoạch cho bản thân mình. Tôi xin nêu vài kinh nghiệm trong quá trình học tập nói chung và môn Toán nói riêng:

     

- Nghiên cứu trước bài sẽ được học trên lớp: Nhờ đó ta đã biết một số khái niệm, một số định nghĩa, biết được phần nào khó trong bài cần chú ý để có thể đề nghị giáo viên giảng chậm và kỹ hơn.
- Tập trung học bài ngay trên lớp: Nắm chắc lý thuyết bằng cách chăm chú nghe giảng bài, vận dụng giải được ngay các bài tương tự, học xong phần nào về nhà làm bài tập luôn phần đó. Luôn nghiêm khắc với bản thân, đã lên kế hoạch học tập là phải thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra 

- Đọc lại ngay và thực hiện các bài tập đơn giản (sau khi nghe giảng trên lớp) để hiểu bài và ghi nhớ các công thức, tính chất cần thiết. Không phải chỉ đọc hiểu mà là phải chủ động làm các bài tập áp dụng cho tới khi thuần thục. Lần học thứ hai là làm các bài tập khó hơn, hãy cố gắng suy nghĩ để tìm ra cách giải và chỉ nên đọc các hướng dẫn khi mà đã làm hết cách nhưng không giải được. Lần học thứ ba là để hệ thống lại các dạng bài và hình thành phương pháp giải,làm bổ sung các bài tập mà trước đó ta chưa giải được. Làm các bài tập mang tính tổng hợp kiến thức của toàn chương (sau khi học xong một chương gồm nhiều bài). Đây là cơ hội tốt để tập luyện giải các bài tập tương tự như các câu hỏi trong đề thi sau này, đồng thời cũng là dịp ta phát hiện những thiếu sót trong kiến thức cùng những sai lầm hay mắc phải.

- Luôn có gắng cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi, giải trí. Ngủ đủ một ngày 8 tiếng, mỗi ngày dành ra 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi để giải trí, chơi thể thao, giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

       Xin trình bày một số điều cần nhớ khi làm bài thi toán trong các kỳ thi để đạt được điểm cao đúng khả năng của bản thân:

1. Định hướng đề và phân bố thời gian

Khi nhận được đề thi nhất thiết phải đọc qua một lượt tất cả các bài tập trong đề để phân loại các câu hỏi. Phải xác định được bài nào khó, bài nào dễ. Khi làm bài phải làm từ câu dễ nhất đến câu khó nhất. Như vậy sẽ nắm chắc điểm của những bài đó và tạo sự tự tin để làm tiếp những bài khó hơn. Tạo sự thoải mái, có cảm giác “sẽ làm được” trong phòng thi là yếu tố rất quan trọng để giúp học sinh hoàn thành tốt nhất bài thi. Phải luôn tâm niệm: “mình đang đi thi chứ không phải đang làm bài tập trên lớp” do đó cần làm được bài nào chắc điểm bài đó. Không nên làm ngay những bài khó vì sẽ chiếm thời gian của những bài khác. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ vì một hoặc hai điểm của bài đó mà mất tám chín điểm ở những bài khác.
2. Nhận dạng bài tập:

Khi đứng trước một bài toán cụ thể cần phân biệt chính xác thuộc dạng toán nào. Các bài toán trong đề thi tuyển sinh THPT thường được mở rộng từ các bài toán cơ bản đã có trong SGK và hình thức câu hỏi có thể thay đổi chút ít. Nhưng nếu chúng ta nắm chắc phương pháp giải các dạng toán cơ bản thì dễ dàng tìm ra lời giải ở các đề thi (tức là quay về kiến thức cơ bản đã được trang bị, từ đó xuất phát).

4. Không nên trình bày bài giải chi tiết ở giấy nháp:

Giấy nháp là công cụ để hỗ trợ tính toán. Vì vậy với những bài toán đã định hướng được cách giải thì không nên giải hoàn toàn trên giấy nháp rồi mới ghi vào giấy thi. Làm như vậy vừa mất thời gian vừa dễ sai sót. Bởi vì khi giải trực tiếp bài toán là “ viết ra những gì trong đầu” nên rất chủ động. Còn khi chép lại (kể cả những gì mình vừa viết) lại trở thành thụ động vì vậy rất dễ chép nhầm hoặc bỏ sót. Do đó ở những bài toán này chỉ sử dụng giấy nháp ở những phần cần tính toán.

Những tính toán lặt vặt đừng có làm vào bài thi, hãy tính ra giấy nháp.Trong hoàn cảnh trời nắng nóng, tìm mãi không thấy đáp số,dễ gây ức chế cho người chấm bài.
3. Không làm tắt, chú ý việc trình bày

Nhiều học sinh khá giỏi thường mất điểm ở những bài dễ chỉ vì tính tài tử. Khi giải các bài toán nên viết tất cả các bước cơ bản để thực hiện bài toán đó trong bài làm,vì nếu bỏ qua một vài phép trung gian nhiều khi sẽ không được chấm mức điểm tối đa cho những bài đó mặc dù kết quả cuối cùng chính xác. Chú ý đặt điều kiện cho bài toán có nghĩa; sau khi giải phải kiểm tra kết quả thu được, đối chiếu điều kiện để trả lời.

5. Có thể làm nhảy cóc:

Trong một câu hỏi có thể có nhiều câu hỏi nhỏ (ví dụ ở câu 2 có câu 2a, 2b, 2c). Đối với những câu kiểu này thì phần lớn những kết quả của ý trước sẽ trở thành điều kiện cho cho ý sau. Tuy nhiên nếu không làm được ý trước vẫn có thể thừa nhận kết quả để làm ý sau. Như vậy vẫn được tính điểm cho những ý làm được. Khi bị bế tắc ngay ở ý đầu tiên không nên bỏ qua luôn mà phải xem kỹ những ý tiếp theo có thể làm được không. Thứ tự các câu hỏi được giải là theo khả năng giải quyết của từng học sinh, không nên bị lệ thuộc vào thứ tự trong đề bài.

6. Cẩn trọng với lời giải:

Giải một bài toán không phải chỉ là các con số và kết quả tính toán mà lời giải cũng có ý nghĩa quan trọng. Lời giải không chỉ là liên kết giữa các phép toán mà còn chứng tỏ tư duy của người làm bài đó có chính xác, có thực sự hiểu bài toán hay không. Vì vậy lời giải cần phải viết cô đọng rành mạch nhưng không cộc lốc. Những bài thi có lời giải như vậy sẽ nhận được cảm tình của người chấm. Tiếp nữa là đừng dùng hai thứ mực, đừng dùng bút xoá vì như vậy có thể coi là đánh dấu bài. Nếu viết sai, học sinh cứ gạch đi rồi viết lại.

7. Cẩn thận khi biến đổi hệ phương trình, vẽ hình

Khi biến đổi một hệ phương trình, chúng ta nên chú ý không nên biến đổi cả hệ mà nên biến đổi lần lượt từng phương trình sau đó kết hợp để được kết quả của cả hệ. Làm như vậy sẽ có hai điều lợi: Bản thân sẽ dễ dàng kiểm soát được các bước thực hiện bài toán, không bị nhầm lẫn. Thứ hai người chấm cũng hiểu được các bước thực hiện một cách dễ dàng hơn và dễ dùng biểu điểm để chấm.

Nhất thiết phải vẽ hình ra nháp, không được vẽ hình ngay vào giấy thi vì sẽ dẫn đến sai sót do kĩ năng vẽ hình hoặc đôi khi bài hình cho nhiều trường hợp và không nên vẽ hình trong trường hợp đặc biệt.

8. Làm được đến đâu viết đến đó:

Với những bài khó, nếu chỉ làm được một phần mà chưa làm được trọn vẹn thì cũng nên viết vào bài làm. Vì những phần làm được nếu đúng theo ba-rem chấm thi vẫn được điểm

9. Không nộp bài khi chưa hết giờ:

Nếu làm xong bài sớm cũng không nên nộp bài mà cần kiểm tra lại. Rất nhiều học sinh khi về nhà kiểm tra lại mới phát hiện được những chỗ làm sai. Khi làm một lúc rất nhiều bài toán thì rất dễ mắc sai sót. Trước hết phải thử lại phép tính. Thứ hai là phải kiểm tra lại ngữ pháp, diễn đạt. Nếu còn nhiều thời gian các em có thể làm lại phần bài thi khác thật rõ ràng, rành mạch.

10. Cuối bài phải kết luận:

 Cuối mỗi bài toán nên có một câu kết luận. Có thể là viết lại đáp số hoặc trả lời câu hỏi của đề bài để người chấm thi biết được thí sinh đã kết thúc bài đó hay chưa và có cảm tình hơn khi chấm bài.

                                        Trường THCS LX-BG-HD

                                            Giáo viên: Hoàng Nam


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kết thúc đợt thi đua sôi nổi với nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 20.11.2019, trường THCS Long Xuyên tổ chức sơ kết thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Nhiều học sinh và tập thể lớp c ... Cập nhật lúc : 17 giờ 42 phút - Ngày 23 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Ngày 20/10/2019, trường THCS Long Xuyên tổ chức buổi tọa đàm thân mật chòa mừng ngày phụ nữ việt Nam. Tại buổi tọa đàm, ban giám hiệu nhà trường cùng nam công đã gửi tới các cô, các chị em n ... Cập nhật lúc : 13 giờ 22 phút - Ngày 27 tháng 10 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện theo nhiệm vụ năm học 2019 -2020 đề ra đầu năm; Thực hiện phong trào thi đua học tập, rèn luyện chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 và kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam do t ... Cập nhật lúc : 18 giờ 46 phút - Ngày 13 tháng 10 năm 2019
Xem chi tiết
Qua số liệu thống kê cho thấy Khối xếp hạng cao là khối 6,7,8. Khối xếp hạng thấp hơn là khối 9; đặc biệt xếp hạng thấp nhất là môn Toán khối 8 xếp thứ 16/19, Toán khối 9 xếp thứ 15/19; ... Cập nhật lúc : 10 giờ 49 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Sáng 5/9, trong không khí tưng bừng của ngày hội đến trường, thầy và trò trường THCS Long Xuyên long trọng tổ chức khai giảng năm học mới 2019 - 2020. Đến dự buổi lễ có các đồng chí lãnh ... Cập nhật lúc : 8 giờ 17 phút - Ngày 15 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi Ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2019-2020. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 22 phút - Ngày 2 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh hải Dương năm 2019-2020 (Ngày 02/6/20019). Các em HS xem tham khảo nhé! ... Cập nhật lúc : 12 giờ 53 phút - Ngày 3 tháng 6 năm 2019
Xem chi tiết
Sáng 27.05.2019, trường THCS Long Xuyên long trọng tổ chức lễ tổng kết năm học 2018 - 2019. Buổi lễ vinh đự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo PGD và lãnh đạo UBND xã Long Xuyên.... ... Cập nhật lúc : 5 giờ 50 phút - Ngày 30 tháng 5 năm 2019
Xem chi tiết
Sáng 28.3, Hội đồng Đội huyện Bình Giang tổ chức Hội thi "Vẻ đẹp đội viên" năm học 2018-2019. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Hội thi tạo môi trườn ... Cập nhật lúc : 15 giờ 31 phút - Ngày 30 tháng 3 năm 2019
Xem chi tiết
Nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được sự chỉ đạo của BGH trường THCS Long Xuyên, chi Đoàn trường đã xây dựng kế hoạch, phát động các phong trào thi đua thiết thự ... Cập nhật lúc : 15 giờ 35 phút - Ngày 30 tháng 3 năm 2019
Xem chi tiết
123456789101112
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Office 365 xác định tên miền
Phần mềm mới (hỗ trợ cho office từ 2007 trở lại) chuyển sang font Unicode
Phần mềm chuyển sang font Unicode
Phiếu chấm văn nghệ Khai giảng 05/9/2018
Đề đáp án môn Văn_giua KII_16-16
Đề đáp án môn Toán _giua KII_16-16
HƯỚNG DẪN ĐƯA TÀI LIỆU, CHỦ ĐỀ, CHUYÊN ĐỀ LÊN TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI
TÀI KHOẢN ĐĂNG NHẬP TRƯỜNG KẾT NỐI
Đề và đáp án chính thức Tuyển sinh lớp 10 THPT Hải Dương năm 2016-2017
Bộ đề KT, hướng dẫn chấm giữa học kỳ 2 năm học 2015- 2016
Đề và đáp án kiểm tra HKI môn Tiếng Anh 6-7-8-9 năm học 2015-2016
Đề và đáp án kiểm tra HKI môn Ngữ văn 6-7-8-9 năm học 2015-2016
Đề và đáp án kiểm tra HKI môn Toán 6-7-8-9 năm học 2015-2016
Đề Kiểm Tra giữa HK1 năm 2015-2016
Đề KSCL Tháng 9 năm 2015-2016
1234567
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Công khai về cam kết chất lượng giáo dục năm 18-19; 19-20 theo TT36
Tổng hợp kết quả kiểm tra đầu kỳ II
Công văn Hướng dẫn sử dụng các loại sổ sách trong nhà trường
Dự thảo nghị quyết hội đồng tháng 02/2019
LỊCH TRỰC TẾT KỈ HỢI- NĂM 2019
TKB kỳ II năm học 2018-2019
Nghị quyết hội đồng tháng 1/2019
Nghị quyết hội đồng tháng 12/2018
Kết quả khảo sát chất lượng vòng 2(tháng 11-2018)
Kế hoạch tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2018
Nghị quyết hội đồng tháng 11
Hướng kiểm tra giữa HK1 năm học 2018-2019(đã điều chỉnh)
Hướng kiểm tra giữa HK1 năm học 2018-2019
Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học 2018-2019
Kế hoạch kiểm tra nội bộ tháng 10/2018
12345678910...